🔥Được vừa ra mắt khóa học Node.js Super đấy, xem thử đi nào

Crypto là gì? Chơi crypto an toàn và hiệu quả (2022)

🎉 Nếu anh em thấy Front-End cạnh tranh quá thì chúng ta học thêm Back-End thôi.

Mình đang có khóa học🏆 Node.js Super, với các kiến thức như: Express.js, TypeScript, MongoDB, Socket.io, Docker, AWS, Swagger, ...

Vậy nên anh em có thể mua ngay từ bây giờ để tăng khả năng pass phỏng vấn nhé 😉

Nếu anh em đang đọc bài này thì mình nghĩ có thể anh em đang khá là bối rối về khái niệm crypto là gì? Đừng lo, trong bài viết này mình sẽ giải thích siêu chi tiết từ A-Z cho anh em về crypto hay cryptocurrency. Đọc xong bài này anh em sẽ tự rút ra được kết luận có nên đầu tư vào lĩnh vực này hay không.


🥇Crypto là gì?

Crypto hay còn gọi là cryptocurrency là dạng tiền điện tử được phát hành trên blockchain cho phép người dùng thanh toán, mua bán, trao đổi giá trị giống các đồng tiền khác như đồng Dollar Mỹ, Việt Nam đồng,...

Crypto ở Việt Nam chúng ta được một số người gọi là "tiền ảo", cá nhân mình không thích cái khái niệm tiền ảo này chút nào vì nó có thể quy đổi ra tiền thật thì không thể gọi là ảo được.

Crypto là gì

Có thể anh em sẽ tự hỏi vậy crypto có khác gì với Paypal, Momo của chúng ta không. Bên ngoài thì chúng ta thấy chúng khá giống nhau, đều dùng để trả tiền, mua hàng từ các trang web yêu thích nhưng cơ bản thì chúng hoàn toàn khác nhau đấy.

Bây giờ anh em lại thắc mắc blockchain là cái quái gì nhỉ? Đừng nôn nóng nhé, mình có viết 1 bài chi tiết về blockchain cho anh em tại đây, đọc xong đảm bảo thông não.


🥇Sự khác nhau giữa crypto và tiền điện tử

Sự khác nhau chủ yếu đến từ công nghệ bên trong chúng:

  • Crypto dựa trên công nghệ blockchain, hệ thống xử lý giao dịch là phi tập trung, không thuộc sở hữu của bất kỳ bên nào.
  • Tiền điện tử thông thường như Momo thì không dựa trên blockchain, hệ thống xử lý giao dịch tập trung vào 1 nơi gọi là server, và tiền bị quản lý bởi Momo và ngân hàng trung ương.

Ảnh bên dưới sẽ cho anh em thấy sự khác nhau giữa mạng lưới tập trung mà tiền điện tử sử dụng (bên trái) và mạng lưới phi tập trung mà crypto sử dụng (bên phải).

Bên trái mô phỏng cách vận hành của một hệ thống ngân hàng truyền thống của chúng ta. Để chuyển tiền hay giao dịch đều phải thông qua 1 máy chủ trung tâm. Nếu máy chủ này bị tấn công hay bị sập thì cả hệ thống sẽ bị tê liệt.

So sánh mạng tập trung (centralized) và mạng phi tập trung (decentralized)
So sánh mạng tập trung (centralized) và mạng phi tập trung (decentralized)

Mạng lưới phi tập trung sẽ bao gồm nhiều node, các node này chia sẽ thông tin với nhau và đóng vai trò như một máy chủ riêng biệt vậy. Nếu một số máy chủ bị tê liệt thì vẫn còn các máy chủ khác giúp mạng xử lý giao dịch (mặc dù có thể bị chậm 1 tí, nhưng còn hơn là đóng băng toàn hệ thống). Điều này làm cho mạng phi tập trung an toàn hơn mạng tập trung.

Do đó tiền mã hóa hay crypto có thể hoạt động 24/7, 365 ngày một năm. Chúng cho phép chuyển tiền đến mọi nơi trên toàn cầu mà không cần sự can thiệp của các bên trung gian. Bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể chuyển tiền, đây được gọi là tính chất không cần cấp quyền.

Có một điều mà nhiều người đầu tư crypto lâu năm cũng dễ bị nhầm lẫn là tính phi tập trung. Đừng bị đánh lừa bởi điều này nhé.

Ví dụ: đồng crypto X được quảng cáo là phi tập trung, có đến 300 nodes để xử lý giao dịch. Nhưng họ sẽ không nói với bạn rằng có đên này là được quản lý bởi 1 người hay 1 nhóm người nhất định, chỉ có 5 nodes là được quản lý bởi cộng đồng. Vậy nên nó không hề phi tập trung như chúng ta tưởng.

Tại sao crypto lại được gọi là tiền mã hóa?

Tiền mã hóa nghĩa là tiền tệ được mã hóa. Các đồng tiền này sử dụng những công nghệ mã hóa kỹ thuật số để bảo mật giao dịch giữa người dùng với người dùng.


🥇Phân loại crypto có trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều đồng crypto nhưng sẽ có 2 cách để anh em phân loại chúng

  • Phân loại theo Coin và Token
  • Hoặc phân loại theo Bitcoin và Altcoin

🥈Coin là gì?

Coin là crypto có blockchain riêng biệt. Mỗi blockchain chỉ có một coin duy nhất mà thôi.

Ví dụ:

  • Mạng lưới Bitcoin có đồng coin là BTC
  • Mạng lưới Ethereum có đồng coin là ETH
  • Mạng lưới Solana có đồng coin là SOL

🥈Token là gì?

Token là crypto nhưng không có blockchain riêng nào cả, nó phải sống dựa vào một blockchain khác. Nó không xây dựng một blockchain riêng mà phải dựa vào blockchain khác là bởi vì xây dựng một blockchain riêng đòi hỏi cần khá nhiều thời gian.

Xây một blockchain không hề khó, nhưng cái khó là blockchain đó có gì đặc biệt hơn những blockchain ngoài kia cùng với đó là cộng đồng dùng blockchain đó có đủ lớn hay không.

Ví dụ:

  • Token Tether (USDT) được phát hành trên lớp Ommi của mạng Bitcoin, sau này cũng đã phát hành trên cả mạng Ethereum, EOSTron.
  • Token Axie Infinity (AXS) được phát hành trên mạng Ethereum

Một số token ban đầu phát triển dựa trên 1 blockchain khác, sau này khi số lượng người dùng đủ lớn, dự án phát triển mạnh thì họ sẽ phát triển một blockchain riêng của họ, lúc này token sẽ được gọi là coin.

Điển hình nhất là Solana (SOL), trước đây phát triển trên Ethereum nhưng sau này dự án mainnet và phát triển một blockchain riêng gọi là Solana blockchain. Đồng SOL bây giờ cũng đã trở thành đồng coin trên Solana blockchain.

🥈Bitcoin là gì?

Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên mà con người tạo ra. Bitcoin được một nhóm hay một người ẩn danh là Satoshi Nakamoto tạo ra. Cho đến nay danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto vẫn còn là một bí ẩn.

BTC - Anh cả làng crypto
BTC - Anh cả làng crypto

Bitcoin là nguồn cảm hứng cho các đồng tiền mã hóa sau này. Bitcoin được coi là anh cả trong thị trường crypto, là đồng tiền có vốn hóa cao nhất. Ngày nay có nhiều đồng crypto mới với nhiều công nghệ mới kèm với đó là slogan "thay thế bitcoin" nhưng vẫn chưa có đồng nào làm được điều này.

Bitcoin chèo lái cả thị trường crypto, vì thế người ta thường phân tích đường giá của Bitcoin để dự đoán xu hướng cả thị trường.

🥈Altcoin là gì?

Altcoin hay Alternative coin là coin thay thế (ám chỉ những đồng crypto khác ngoài bitcoin)

Ví dụ: Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Binance Coin (BNB), Cardano (ADA), Solana (SOL)


🥇Ví tiền mã hóa là gì?

Về cơ bản thì ví tiền mã hóa là thứ chứa các khóa riêng tư của anh em.

Ơ thế khóa riêng tư là cái quái gì? Ở bài viết này anh em chỉ cần hiểu khóa riêng tư chỉ là một dãy kí tự, chỉ cần dãy kí tự này anh em có thể truy cập vào blockchain và giao dịch.

Ví tiền mã hóa đơn giản là thế, nó có thể là 1 tờ giấy để ghi lại các dãy kí tự đó, 1 cái file word hoặc 1 cái usb. Để thuận tiện thì ví phần mêm (ví dụ: Metamask) hoặc ví sàn (ví dụ: sàn Binance) được coi là tối ưu trong việc sử dụng với các khoản thanh toán hằng ngày. Còn bạn muốn bảo mật thì ví phần cứng là vô địch, ví cứng lưu trữ crypto của bạn trong usb, ngắt kết nối mạng thì ai mà trộm cho được đúng không nào.

Những người dùng tiền mã hóa chuyên nghiệp thì thường lưu trữ tiền của họ ở trong nhiều loại ví khác nhau.


🥇Đánh giá thị trường crypto hiện tại

Để đánh giá hiện tại thì chúng ta cũng nên nhìn lại quá khứ một tí, những đánh giá dưới đây mang quan điểm cá nhân của mình - một người tham gia thị trường từ năm 2017.

🥈Giai đoạn khởi đầu 2009 - 2016

Bitcoin ra đời năm 2009 mở ra một chương mới cho thế giới tài chính. Thị trường crypto những năm này cho đến 2016 vẫn còn rất ít người biết đến, giá BTC lúc này cũng rất rẻ, vốn hóa cả thị trường thì siêu bé, thanh khoản rất kém.

Crypto trong giai đoạn này thường được dùng làm công cụ lừa đảo, rửa tiền, mua bán hàng cấm.

🥈Giai đoạn bùng nổ 2017 - 2018

Giai đoạn này thị trường nở rộ, các từ khóa như bitcoin, crypto được nhiều người tìm kiếm trên google. Dòng tiền chảy vào thị trường này từ các thị trường truyền thống là cực nhiều. Có lúc vốn hóa cả thị trường crypto đã vượt 1000 tỉ USD.

Lúc này crypto được biết đến như kênh đầu tư lợi nhuận cao, dễ dàng. Các dự án lừa đảo, ponzi mọc lên như nấm, điển hình là Bitcoinnet, Regal Coin, Hextra coin, Ucoincash. Đặc điểm chung của các dự án này là lượng người tham gia cực lớn dẫn đến giá token bị đẩy giá lên cao. Nếu bạn mua được các token này khi họ mở bán thì qua ngày mai bạn có thể bán chợ đen với giá x3 hoặc thậm chí x5-x10. Nhưng 100% các dự án này đều chết sau một thời gian ngắn khi thị trường đi xuống hoặc không còn tiền trả cho người tham gia sau.

Giá BTC/USD qua từng năm
Giá BTC/USD qua từng năm

Giai đoạn này thì rất nhiều các dự án crypto lừa đảo được tạo nên bởi người Việt, úp bô cả đồng bào mình và cả thế giới. Đa số dự án lúc này của người Việt đều lừa đảo. Cá nhân mình là một lập trình viên lúc đó, cũng được giao làm các dự án coin ponzi lừa đảo cho tụi Nhật :)).

🥈Giai đoạn chấp nhận 2020 - nay

Sau cơn sốt crypto 2017, thị trường từ đỉnh btc 19k USD sập còn 3k USD. Nhiều anh em chia tài sản rất nhiều, mất trắng cũng có. Tất nhiên sẽ có những người giàu lên nhờ tham gia sớm và chốt hết trước khi thị trường sập, nhưng không nhiều người như vậy.

Thị trường dập dìu lên xuống mãi cho đến năm 2020 thì dòng tiền mới trở lại nhờ các trend như GameFi, NFT. BTC lúc này có lúc đạt 69k USD, những anh em đu đỉnh BTC những năm 2017-2018 thì đã về bờ, thậm chí còn có lãi x2-x3. Còn những anh em đu đỉnh các đồng coin rác thì mãi không thể về bờ được. Ngoài ra còn có nhiều đồng coin top lúc đó đến bây giờ cũng không thể quay trở lại giá trị của nó nữa. Điển hình là đồng NEO dưới đây, đường đường là coin top với giá trị vốn hóa lớn vào 2018.

Tháng 1 2018 NEO lập đỉnh 187 USD, 4 năm sau NEO vẫn không thể quay về đỉnh cũ và có thể là không bao giờ quay về được
Tháng 1 2018 NEO lập đỉnh 187 USD, 4 năm sau NEO vẫn không thể quay về đỉnh cũ và có thể là không bao giờ quay về được

Giai đoạn này chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của những quỹ đầu tư lớn với giá trị hàng tỉ đô như Grayscale, Square, Microstrategy, Coinbase, Binance Lab, Alameda Research... đi cùng với đó là vô số những quỹ đầu tư nhỏ lẻ ngoài kia nhằm rót vốn cho các dự án tiềm năng.

Ở góc độ chấp nhận thì Tesla, Paypal, Apple, Amazon hay các ngân hàng lớn như JP Morgan cũng bắt đầu hỗ trợ thanh toán bằng Crypto. Thế giới bắt đầu có những quốc gia chấp nhận BTC làm phương tiện thanh toán như El Salvador.

Hiện tại khi mình viết bài này thì tổng thống El Salvador đã làm cả quốc gia đu đỉnh bitcoin và thua lỗ hàng chục triệu đô la. Ông này lấy ngân khố quốc gia ra bắt đáy BTC nhưng càng bắt thì giá lại càng tuột. Đây là 1 quốc gia nghèo, mà nếu để ý thì các quốc gia nghèo hay có xu hướng chấp nhận bitcoin làm phương tiện thanh toán

Đọc đến đây có lẻ anh em khá tích cực nhỉ :)), ừ thì đó là những điều tích cực mà mình mang đến cho anh em, còn bây giờ là những điều thực tế mà mình cảm nhận.

  • Crypto vẫn là công cụ rửa tiền, lừa đảo tuyệt vời cho giới tội phạm ngoài kia
  • Đa số các dự án GameFi ngoài kia suy cho cùng vẫn là trò Ponzi, lấy tiền người sau trả cho người trước.
  • Những dự án crypto Việt Nam đa số là lừa đảo, mục đích chính là bòn rút tiền của nhà đầu tư. Vì thế hãy cân nhắc thật là kỹ nếu bạn có ý định đầu tư vào một dự án crypto mà có người Việt Nam đứng sau.
  • Giá cả crypto bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các dự luật hay quy định của nước lớn như Mỹ, Trung Quốc. Mặc dù tham vọng của crypto là trở thành một thị trường không bị ai quản lý nhưng theo mình là không thể.
  • Giá crypto dao động quá lớn, thật khó để trở thành công cụ thanh toán cũng như là một tài sản trú ẩn an toàn như vàng hay bất động sản được.
  • Bitcoin vẫn là anh cả của crypto, là đồng tiền phi tập trung nhất hiện nay. Những đồng coin còn lại hay quảng cáo về tính phi tập trung đều thua xa Bitcoin.

🥇Đầu tư crypto trong năm 2022 thì cần những gì?

🥈Tiền nhàn rỗi

Sở dĩ mình đưa cái tiêu chí này lên đầu vì đây là thứ nhiều người mới tham gia chủ quan nhất. Thị trường crypto rất biến động, bạn có thể x10 tài sản vào hôm nay nhưng ngày mai bạn sẽ mất tất cả. Điển hình là đồng Terra Luna bị chia hàng triệu lần, tài sản nhà đầu tư gần như mất trắng.

Đầu tư bao nhiêu tiền trong tổng tài sản của bạn là hợp lý?
Nếu bạn là người mới thì mình khuyên chỉ nên đầu tư 5-10% tổng tài sản thôi. Ví dụ tổng tài sản bạn có 200 triệu thì nên đầu tư 10-20 triệu thôi.

Việc bạn đầu tư với số tiền như trên sẽ đem lại cho bạn cảm giác an toàn trong tâm lý, dù có mất hết thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hiện tại. Nhiều anh em vay mượn, đầu tư hết tiền vào crypto và rồi khi thị trường đi xuống họ phá sản, nhảy lầu hết. Tâm lý trong thị trường này rất quan trọng, giữ vững tâm lý trong những đợt sóng của thị trường sẽ giúp bạn hái được quả ngọt.

Nhiều anh em thấy thị trường này lời nhanh quá thì có suy nghĩ có nên nghỉ việc đề dành toàn thời gian để đầu tư vào thị trường hay không? Câu trả lời là không nhé, hãy làm việc như bao người khác, tích lũy tài sản và đầu tư vào crypto như một kênh đầu tư lâu dài. Sẽ ra sau nếu bạn không có việc làm, thị trường đi xuống làm tài khoản bạn thua lỗ :)). Cạp đất mà ăn à.

🥈Trang bị kiến thức về crypto

Đầu tư cái gì thì cũng cần phải có kiến thức. Lượng kiến thức trong crypto này rất rất lớn, nó liên quan đến kỹ thuật và tài chính.

Nếu bạn là dân tài chính thì không thể đọc hiểu các kỹ thuật mà dự án áp dụng, còn nếu bạn là dân kỹ thuật thì khó mà hiểu hết được về dòng tiền, đọc cái chỉ số kinh tế, xu hướng thị trường. Còn nếu bạn giỏi về kỹ thuật lẫn tài chính thì xin chúc mừng bạn, bạn quá xuất sắc, thị trường này rất hợp với bạn :))

Vậy nên trang bị những kiến thức gì, dưới đây là những điều mà mình nghĩ là căn bản nhất khi bạn tham gia thị trường crypto

  • Blockchain là gì, cách hoạt động của blockchain
  • DeFi hay Decentralized Finance
  • Hệ sinh thái của các coin nền tảng như Solana, Ethereum, BNB
  • Giao dịch trên các sàn tập trung (CEX) và các sàn phi tập trung (DEX)
  • Đọc hiểu các chỉ số giao dịch, phân tích căn bản và phân tích kỹ thuật
  • Bảo mật tài sản
  • Quản lý vốn hợp lý

🥇Những cách đầu tư crypto phổ biến

Thường sẽ có 2 cách đầu tư crypto như sau:

🥈Trade

Trade hay còn gọi là giao dịch liên tục. Những anh em trade sẽ được gọi là trader.

Các trader sẽ phân tích kỹ thuật dựa trên các chỉ báo để dự đoán giá lên hay giảm trong một khoản thời gian nào đó, thường là vài phút cho đến vài ngày. Điểm chung của anh em trader là không giữ một đồng coin nào đó quá lâu. Mức lợi nhuận của họ cũng dao động từ vài chục % cho đến 100%.

🥈Hold

Hold nghĩa làm nắm giữ dài hạn. Từ đúng của hold là hodl (Hold on for Dear Life) - nắm giữ trọn đời :)). Nhiều người viết nhầm thành hold, nhưng dù sau nó cũng có nghĩa là nắm giữ.

Những người thích nắm giữ coin thường phân tích các đồng coin, các dự án dựa trên những phân tích cơ bản như đội ngũ, các nhà đầu tư đứng sau, tiềm năng phát triển trong tương lai. Đôi khi họ cũng dựa trên phân tích kỹ thuật để quyết định có nên mua vào thời điểm này hay không.

Những anh em hold sẽ được gọi là holder. Người chơi hệ này thường ôm các đồng coin của họ rất lâu với kỳ vọng mức lợi nhuận lớn, thường x3-x10 trở lên.

Nếu 2020 bạn bỏ 100 triệu vào SOL thì 2021 bạn sẽ có hơn 21 tỉ. Chỉ trong 1 năm SOL tăng hơn 200 lần
Nếu 2020 bạn bỏ 100 triệu vào SOL thì 2021 bạn sẽ có hơn 21 tỉ. Chỉ trong 1 năm SOL tăng hơn 200 lần

Cũng có các anh em trader trở thành holder bất đắc dĩ khi họ không quản trị vốn tốt. Ví dụ họ mua vào đồng BTC lúc nó 17k, khi nó lên 19k họ không chốt vì họ định chốt ở 21k. Nhưng đời không như mơ, BTC tụt về nhưng họ không hề cắt lỗ và rồi nó tụt về 3k, tài sản họ bị chia nhiều lần, bây giờ bán thì lỗ quá nên họ quyết định năm giữ dài hạn đợi khi nào giá lên lại thì bán :D


🥇Các trang thông tin về crypto uy tín hiện nay

Bây giờ các khá là nhiều trang liên quan đến crypto ngoài kia nhưng theo mình đánh giá thì những trang hay và phân tích chuyên sâu thường đến từ các trang tiếng Anh, những trang tiếng Việt thì khá ít.

Dưới đây là những trang thông tin về crypto mà người mới nên biết:

  • Cập nhật thị trường: Coinmarketcap, coingecko
  • Cập nhật tin tức: Coinmarketcap, twitter, các hội nhóm telegram
  • Các trang nghiên cứu chuyên sâu: Coin98, Binance Academy

🥇Lời kết

Mình đã tóm tắt bài viết lại vì không thể trình bày hết những gì mà mình muốn nói được, vì như thế sẽ rất dài. Nhưng dù sau thì mình tin khi anh em đọc xong bài này cũng đã hiểu thế nào là crypto, tiền điện tử và có nên xem crypto là một kênh đầu tư trong tương lai hay không.

Hãy thận trọng với những quyết định đầu tư của mình nhé. Chúc anh em đánh đâu thắng đó trên thị trường này.


Khóa học ReactJs giúp bạn chinh phục mức lương 25 - 30 triệu/tháng

Phew! Cuối cùng bạn cũng đã đọc xong. Bài viết này có hơi dài một tí vì mình muốn nó đầy đủ nhất có thể 😅

Chúng ta đều hiểu rằng Javascript và React không hề dễ, chúng có quá nhiều concept cần phải học. Mình cũng cảm thấy nó khó! Nay lại có thể Typescript nữa 🥲, thật sự khó nuốt.

Nhưng đừng lo: Bạn có thể nắm vững các kiến thức trên chỉ trong một khóa học ReactJs Super - Shopee Clone Typescript

Mình đã bắt đầu code React vào năm 2019, và nó đã trở thành thư viện ưa thích của mình để xây dựng UI và web app. Mình cũng đã làm việc với nhiều framework khác như Angular, Vue nhưng thực sự chỉ có React là đem lại cho mình cảm xúc và sự hiệu quả. 💓

Nếu bạn đang gặp khó khăn với React, mình ở đây để giúp bạn!

Mình đã dành hơn 6 tháng để phát triển khóa học ReactJs Super - Shopee Clone Typescript. Trong khóa này bạn sẽ được học mọi thứ về thư viện ReactJs, các kiến thức từ cơ bản cho đến nâng cao nhất, mục đích của mình là giúp bạn chinh phục mức lương 25 - 30 triêu/tháng

Nếu bạn cảm thấy bài viết này của mình hữu ích, mình nghĩ bạn sẽ thích hợp với phong cách dạy của mình. Không như bài viết này, khóa học là sự kết hợp giữa các bài viết, video, quizz, bài tập nhỏ và dự án lớn có thể xin việc được ngay. Học xong mình đảm bảo bạn sẽ lên tay ngay. 💪🏻

Avatar Dư Thanh Được
Dư Thanh Được
Một developer thích nghiên cứu và chia sẻ kiến thức về lập trình, blockchain, marketing. Chuyên code và dạy lập trình website